top of page

Vượt qua rào cản Chính trị và mục tiêu Kinh tế để Bền Vững

[Giới thiệu + review ngắn]

Chúng ta có thể đồng nhất rằng quốc gia nào cũng muốn phát triển, muốn kinh tế, muốn giàu có, nhưng đồng thời mỗi một người cũng muốn có môi trường sống sạch, cuộc sống khoẻ mạnh và 1 tương lai con cháu còn nhìn thấy Trái đất xanh. Thế nhưng phát triển bền vững (sustainable development) không phải đơn giản. Muốn thì ai cũng muốn, nhưng làm thì ai làm đây? Rào cản Chính trị và mục tiêu Kinh tế chính là bức tường cao nhất khiến cho những cuộc biểu tình, tranh cãi vẫn chỉ dừng chân ở mức khẩu hiệu. GS. Noam Chomsky, ĐH MIT (1 trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng của thời nay) kết hợp cùng GS Robert Pollin, University of Massachusetts Amherst (1 trong những nhà kinh tế progressive nổi bật nhất hiện nay) đã cùng nhau viết 1 cuốn sách ngắn gọn về rào cản Kinh tế chính trị (Political Economy) và những đề xuất cho 1 Global Green New Deal đồng nhất cho các quốc gia để giảm thiểu tiêu dùng và sản xuất sử dụng nhiên liệu hoá thạch (fossil fuels) và hỗ trợ những chính sách bảo vệ tài nguyên rừng, biển - những đề xuất để ổn định khí hậu (Climate Stabilisation).




(Credit: Ảnh của VersoBooks)


Noam Chomsky vốn đã lên tiếng nhiều lần và thể hiện sự bất mãn với những chính sách của Trump, đặc biệt trong việc chính phủ Mỹ đã cho đóng cửa Cơ quan bảo vệ Môi trường (EPA), hứa hẹn hỗ trợ vực dậy ngành công nghiệp khai thác Than và nhiều chính sách đi ngược lại Thoả Thuận Chung Paris (The Paris Agreement). Vì thế, đóng góp của Chomsky trong cuốn sách này tập trung vào phân tích tình hình chính trị bất ổn và những điều ông cho là 'trái khoáy', đi ngược lại hiểu biết khoa học mà ông gọi là "chủ nghĩa chối bỏ thực tại của biến đổi khí hậu" - Climate Denialism. Theo ông, nếu không thể vượt qua, và nhìn nhận thẳng rằng chúng ta sẽ chẳng có môi trường sống nữa nếu không nhìn nhận rằng nền chính trị (hay nói đúng hơn là các thế lực chính trị và những người có lợi từ đó) là rào cản lớn nhất, và chính chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism) đã 'nuôi lớn' sự ích kỷ của con người mà chúng ta cần tìm cách thoát ra.


Robert Pollin tiếp nối bằng việc đưa ra những ảnh hưởng của mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên tư duy của chủ nghĩa tự do mới, dẫn tới phá hoại rừng, khai thác bừa bãi, thừa mứa và nền kinh tế dựa dẫm vào nhiên liệu hoá thạch. Robert Pollin không giải quyết toàn bộ bài toán kinh tế của mọi ngành hay thương mại toàn cầu hoá. Ông tập trung vào nông nghiệp công nghiệp hoá (Industrial Agriculture). Ông đề xuất rằng trong The Green New Deal (đang được Quốc hội Mỹ xem xét) sẽ tập trung vào những chính sách giảm thiểu lượng khí carbon như: áp dụng thuế carbon (Carbon tax), phát hành Trái phiếu xanh (green bond), hỗ trợ phát triển năng lượng xanh bằng tiền cắt giảm hỗ trợ các ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch.







Về căn bản, Chomsky và Pollin có đưa ra điều gì mới không? Không hẳn nhưng đề xuất của họ được đánh giá là thực tiễn, có thể thực hiện được và có tính thuyết phục. Mục tiêu của họ chính là viết cho xã hội hiểu, cho những người không chuyên hiểu và ủng hộ. Vì thế cuốn sách nhẹ (hơn 190 trang), không nặng nề từ ngữ chuyên ngành và không lòng vòng.


Bạn có ủng hộ không?


Sách xuất bản ngày 22.09.2020

Mua sách tại ĐÂY

0 comments
bottom of page