top of page

Để tạo nên một nữ hào kiệt ?

Updated: Apr 7, 2020

Book Review: "The Education of an Idealist” của Samantha Power Samantha Power có thể gọi là 1 trong những “nữ hào kiệt” của nước Mỹ, được thời báo Time đánh giá là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thể giới. Trong 1 buổi chiều tháng 11 năm ngoái, tôi có cơ hội gặp gỡ Samantha và nghe cô trò chuyện về cuộc sống trở lại làm giáo sư Harvard và niềm tự hào khi hoàn thành nhiệm kỳ tại LHQ . Ngta cho rằng Samantha sinh ra là để thành công nhưng bà muốn nói rằng bề nổi chỉ là 1 nửa sự thật. Và vì thế, sau khi mãn nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha dành ra 1 năm để viết cuốn hồi ký dài gần 600 trang này.



"Mọi điều trong quá khứ đều góp phần tạo nên bạn của bây giờ”. Samantha nhìn thấy mẹ cô dám đứng lên chống lại toà án phân biệt giới tính để giành quyền nuôi cô, nhìn thấy mẹ cô phải xé lòng, vội vã đưa chị em cô ra sân bay đi khỏi Ireland để tránh bị bố cô bắt ở lại, nhìn thấy bố cô vật vã đánh mất tài năng chỉ vì nghiện rượu, nhìn thấy những người nhập cư như cô bị phân biệt trong trường học, nhìn thấy những người bạn chết trong chiến tranh,… Samantha đủ giỏi để vươn lên vào Yale nhưng lại hoàn toàn lạc lõng và amateur khi bắt đầu làm phóng viên trong vùng chiến với mức lương quá nhỏ. Chính những tháng ngày lăn lộn và những hình ảnh đau thương cô nhìn thấy biến Samantha thành 1 người muốn dành cả đời đi tìm công lý cho những tù nhân chính trị hay nạn nhân chiến tranh ở khắp nơi. Rồi 1 thứ dẫn tới 1 thứ khác. Cô quyết định phải nói, phải đấu tranh, khi có thể.

There is no meeting. You are the meeting... If you have concerns, say it.

Samantha và Obama: “Chính trị không phải là cất giọng nói ở mọi nơi mà là nói để tạo được sự ảnh hưởng”. Rất nhiều chương trong cuốn hồi ký có nhắc tới Obama, người mà Samantha đã làm cộng sự suốt nhiều năm, từ lúc Obama tranh cử lần đầu, cho tới suốt những năm ông làm Tổng thống Mỹ với cương vị là cố vấn chính sách ngọai giao. Qua những câu chuyện của Samantha, Obama thực sự là 1 người bạn, 1 người quan tâm thật sự đến người khác, 1 vị lãnh đạo đáng theo. Không có Obama, Samantha và những mong muốn thay đổi chính sách ngoại giao Mỹ và những chính sách với tù nhân chính trị sẽ không được thực hiện. Cô tìm thấy tình bạn chân thật và tình đồng nghiệp gắn kết. Thế nhưng cương vị Tổng thống khiến Obama không thể làm tất cả những gì ông cho là đúng, khiến cho sự gắn kết này bị lung lay. Trong cùng ngày 24/4, Samantha đau đớn nhận ra rằng lời hứa của Obama (và của cô) đối với triệu người Armenia sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nhưng cô cũng vui sướng chào đó con trai đầu lòng. Và nhận ra sự thật phũ phàng của chính trị.

A voice is not an end in itself.

“Nước Mỹ được xây dựng bởi những người nhập cư” Nước Mỹ cho Samantha và gia đình cô cơ hội làm lại cuộc đời. Cô trung thành với nước Mỹ. Cô nhìn thấy những người nhập cư như người giúp việc nhà cô, người đồng nghiệp, … và hàng triệu triệu người nhập cư khác cũng sẽ yêu và trung thành với đất nước cho họ cuộc sống mới, tốt đẹp và an toàn hơn. Samantha đã từng phát khóc tự hào khi nước Mỹ bầu cho Obama rồi lại rơm rớm nước mắt nhìn nước Mỹ thụt lùi khi bầu Trump. Cô đã không tiếc lời phán xét Tổng thống đương nhiệm nhưng không quên nói về những người bạn và đồng nghiệp có thể vượt qua sự tự tôn cá nhân để sẵn sàng đóng góp cho nước Mỹ dù người lãnh đạo là ai. “Sự chân thành của 1 người Phụ nữ thành công" Đan xen những câu chuyện tranh đấu trong chính trường là cả những câu chuyện dở khóc dở cười của 1 người phụ nữ có gia đình có con. Samantha đã trải lòng mình, rất thật. Người khiến cô áy náy nhất chắc là scandal với Hilary Clinton trong cuộc bầu cử, khi cô “lỡ miệng” gọi Clinton là “1 con quỷ” mà không hề có hàm ý trách cứ. Người mà cô chịu ơn nhiều nhất chắc là người giúp việc Maria, người gíup cô chăm 2 đứa con suốt bao năm tháng để cô có thể đi làm suốt 14 tiếng 1 ngày. Thật hiếm khi tôi thấy ai đó thực sự dành nhiều trang sách viết những lời cảm ơn chân thành tới người giúp việc của họ như vậy. Và điều cô thấy may mắn nhất chính là gặp và cưới Cass (Cass Sustein - GS Harrvard - 1 học giả hàng đầu thế giới về pháp luật và kinh tế hành vi). Samantha kể về Cass ấm áp và nhẹ nhàng, thông thái và cũng không quên kể về công sức của chồng mình trong khi cô gây dựng sự nghiệp. Samantha may mắn nhưng có những vật lộn khó nói nên lời. Cô đã phải trải qua 4 lần sảy thai và nhiều lần IVF bất thành để có con gái thứ 2, đồng thời vẫn phải đảm bảo công việc. Cô luôn phải giằng xé giữa công việc đấu tranh bên ngoài và mong muốn làm 1 người mẹ tốt, luôn bên cạnh con, cùng con làm bài. Vì thế, cuối cùng, Samantha tìm thấy bình yên trở lại Cambridge cùng gia đình, và có thể thực sự sống cho chính mình. “Đường một chiều” Samantha kể về những cuộc đấu trí và đấu sự ảnh hưởng trong chính trường Mỹ. Có những ngoài trong và ngoài đảng không thích cô, cũng không ủng hộ quan điểm của cô về Syria, Bosnia.... Obama cũng không hẳn luôn đứng về phía cô. Cô giống như 1 nhà hoạt động vì nhân quyền hơn là 1 chính khách. Trong nhiều năm, Samantha được báo giới nhắc tới không mấy thiện cảm. Bản thân cô cũng không thực hiện được những khát vọng lớn lao như chấm dứt chiến tranh. Nhưng có thể thấy Samantha đề cao vai trò của nước Mỹ, và của chính cô. Có phần hơi quá, tôi nghĩ vậy. Cô cho rằng nước Mỹ phải dẫn đầu, phải can thiệp vào chính sự nước khác, đặc biệt là khi có những vấn đề về nhân quyền. 1 cách nhẹ nhàng, cô cũng nói về những thành tích tuy đếm trên đầu người là nhỏ nhưng lại là những điều khiến cuộc sống những người khác thay đổi hoàn toàn. Thế nhưng, tôi không thể rũ bỏ suy nghĩ rằng nước Mỹ đã có quá nhiều sai lầm khi liên tục coi việc nước khác là việc của mình (như trong chiến tranh Việt Nam), và những người dân Mỹ thực sự đang nghĩ rằng họ có thể “cứu rỗi” thế giới và khi họ không làm, sẽ không ai khác làm. Tôi không thể rũ bỏ suy nghĩ rằng có rất nhiều suy nghĩ và bàn bạc bên lề trong những con người ở Nhà Trắng cũng đầy mưu toan cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là cứu rỗi trong những can thiệp này. Tôi không thể rũ bỏ suy nghĩ rằng tôi đang đọc cuốn sách của 1 chính khách, 1 học giả chính trị và 1 nhà báo và đằng sau những sự chân thành là những điều không hề đơn giản như được miêu tả. “Lý tưởng” Tôi luôn suy nghĩ trong lúc đọc: Tại sao cô ấy lại đặt tên sách là “Sự giáo dục của một người sống theo quan niệm"?. Rốt cuộc, tôi cho rằng cô ấy đang coi mình là một người không có tố chất chính trị như những chính trị gia khác có thể (Obama được cho là một người thực tế), nhưng là một người có hành động được điều khiển bởi ý thức hệ rất riêng của cô ấy và quan niệm của cô ấy về một nước Mỹ lý tưởng. Đôi lúc tôi nghĩ cuốn sách này rất hay, rất thích hợp cho những thanh niên Mỹ, khuyến khích họ tìm ước mơ, chân thành nói với họ về công việc trong và ngoài chính phủ.

"People who care, act and refuse to give up may not change the world, but they can change many individual worlds"

Dù sao, tôi nhìn thấy rằng để đào tạo nên 1 nữ nhân hào kiệt như vậy trên hết, bản thân phải có tài năng, cố gắng, bản lĩnh và tính kỷ luật. Phải có hàng vạn sự may mắn, hàng ngàn giọt nước mắt và hàng trăm con người đằng sau hỗ trợ cổ vũ. Quả thật phải có thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Goodreads review: https://www.goodreads.com/book/show/46134682-the-education-of-an-idealist




0 comments
bottom of page