top of page

Sao mọi người cứ 'phát rồ' cả lên thế?


[Book review]


Đó chính là câu hỏi thường trực trong đầu tôi mỗi ngày và nhiều tháng qua. Dường như chẳng có ngày nào qua đi mà không có tí drama nào, từ những chuyện tưởng chừng chẳng có gì mới lạ cho tới những chuyện thật kinh thiên động địa. Rồi tôi lại tự hỏi những ngày tháng êm đềm lúc trước dường như mất đâu rồi, mạng xã hội khiến chúng ta trở nên thật 'nhập tâm' vào mọi câu chuyện ở những nơi nảo nao và 'phát rồ' về những chuyện mà chính mình không kiểm chứng nổi. Và trong 1 sáng thứ 7 bỏ điện thoại 1 bên, tôi tìm thấy 'Outraged' - cuốn sách trong tháng của Waterstones để cùng ngẫm nghĩ.





Ashley Charles là 1 người phụ nữ, da màu, đồng tính - riêng những đặc điểm miêu tả về tác giả có thể khiến chúng ta 'dự đoán' 1 cuốn sách đầy căm phẫn và kêu gọi hành động. Nhưng không, bạn sẽ thấy 1 cách nhìn rất công tâm. Không phải cứ 'đặc biệt' như vậy thì nên cảm thấy yếu thế, hay bị xúc phạm bởi những điều nhỏ nhất. Ashley bắt đầu bằng câu chuyện chấn động của Rachel Dolezal, người phụ nữ da trắng tự nhận và tự hoá mình thành người da đen để đi hoạt động như 1 người đấu tranh vì quyền của người da màu. Nhưng thay vì thêm sự chỉ trích, Ashley đã đối thoại trực tiếp với Rachel để hiểu thêm đằng sau trăm tỷ lời chỉ trích mong muốn dìm chết người phụ nữ này là gì?


Chính Ashley cũng không biết thực ra cuối cùng chúng ta giận dữ vì cái gì, và 'chúng ta' là ai? Mỗi cơn thịnh nộ trên mạng là 1 phản ứng dây chuyền nhanh hơn chớp. Đằng sau đó, mỗi người share hay comment có thể do 'reputational rewards' hoặc 'cooperative rewards' - mong muốn được công nhận là 1 phần xã hội hoặc khẳng đinh danh tiếng thanh cao của người share. Liệu có mấy ai đối diện với người đó và thể hiện chính cơn thịnh nộ trên mạng của mình không? Câu hỏi là họ có xứng đáng bị vậy và liệu điều được chia sẻ có thật hay ko? (hãy thử nghĩ xem có bao nhiêu phần là cảm xúc nhất thời của chúng ta, bao nhiêu là cảm giác phải share ngay cho nóng?)


Đôi lúc có những điều thật đáng giận, đáng lên án thật. Việc chia sẻ nhiệt tình của chúng ta vô tình lại tăng thêm sức nóng độ hot cho chính chủ. Và có những con người nối tiếng sống nhờ nhiệt từ những cơn giận này: "outrage is a tool" (cơn giận là 1 công cụ). Và nếu nghĩ kỹ, chúng ta chẳng phải thấy vô cùng mệt mỏi và mất đi sự tập trung cho những gì xứng đáng hay sao? 'Clicktivism' (đấu tranh trên bàn phím) không phải là đấu tranh thực sự. Cơn giận đến rồi đi, rồi mọi chuyện lại về như cũ. Kể cả câu chuyện Sao Kê mới đây, bạn nghĩ sức nóng của vụ này sẽ kéo được bao lâu và thay đổi gì trong chính sách hay luật từ thiện?


Chắc không chỉ có tôi, Ashley và bạn cảm thấy 'outrage fatique' (phát mệt vì tức giận). Sau cơn giận, ngta lại tâm thư, lại xin lỗi, và rồi mọi thứ lại trở lại bình thường. Chỉ có chúng ta là 'mất', mất thời gian, mất tâm trí, mất sự tập trung và chúng ta được gì nếu không dành những năng lượng để làm việc tích cực, để thay vì nuôi cỗ máy giận giữ, chúng ta nuôi 1 cỗ máy làm việc tốt, từ việc đơn giản, không phô trương, không màu mè, để việc tốt nhân rộng. Hoặc nếu bạn không tham gia vào tạo thêm cuồng phong, thì ít nhất bạn cũng 'được' hơn 'mất'.


Tôi thấy cuốn sách hay, dễ chịu, hài hước, nói đúng ý của mình. Có thể tác giả đôi chỗ chưa nuột nà lắm trong cách giải thích ý của mình nhưng tổng thể rất dễ đọc, dễ theo dõi. Tại sao không đọc thử nhỉ?

0 comments
bottom of page