top of page

Xin lỗi, tôi chỉ là người bán hàng

Book review: Convenience Store Woman của Sayaka Murata - Best fiction 2018




Đây là 1 cuốn sách kỳ lạ. Thứ nhất, nếu bạn biết tôi, bạn biết rằng tôi không đọc tiểu thuyết. Nhưng trong 1 phút ‘yếu lòng’, tôi tự hỏi vì sao 1 cuốn tiểu thuyết dịch của nhà văn vô danh người NHật bản này lại trở thành cuốn fiction hay nhất năm 2018 của Foyles. Hơn nữa, tựa sách cũng thật … thường. Tôi ko biết ngta nên trông chờ gì về câu chuyện của 1 người phụ nữ 36 tuổi với 18 năm làm trong 1 cửa hàng tiện lợi nữa. Thứ hai, tôi hiếm khi đọc hết 1 cuốn sách trong 1 ngày, nhất lại là ngày bận rộn đi làm. Nhưng việc điện thoại hết pin đã đẩy đến việc không thể làm gì khác ngoài đọc sách trong 3 tiếng di chuyển tàu. Không hẳn cuốn hút đến vậy, nhưng tôi lại không thể không đọc xong để biết kết thúc của cô gái này. Thứ ba, tôi có cảm giác hụt hẫng. Câu chuyện kéo dài mấy tháng, tạo ra bao nhiêu thay đổi trong cuộc đời của Keiko Furukura nhưng cuối cùng đâu lại vào đó. Cuối cùng ý nghĩa câu chuyện là gì đây? Trở về nhà lúc 11h đêm với cuốn tiểu thuyết mới đọc xong, tôi không khỏi tự vấn: Rốt cuộc,sau 18 năm làm bán thời gian tại cửa hàng tiện lợi, không chồng con, không tiền bạc, lại trở về chốn cũ, Keiko liệu có hạnh phúc ko? Cuộc sống 18 năm tới lại là vòng quay lặp lại với những ám ảnh về tiếng lách cách của quầy thu ngân và ánh sáng bóng loá của cửa hàng? Keiko luôn bị gia đình và xã hội cho là “hâm”. Cuộc sống của cô gái 36 tuổi nhưng lại ko làm gì, ko là ai, và ko có ai bầu bạn luôn bị xã hội đánh giá. Cô giấu mình với lý do sức khoẻ trong những buổi họp lớp. Cô lảng tránh những câu hỏi tưởng chừng là quan tâm nhưng lại rất kỳ thị. Xã hội áp đặt lên cô (và thực chất là chúng ta) 1 khuôn khổ về quá trình phát triển của con người. Và những ai ko uốn mình vào trong cái hộp bé xíu đó thì sẽ lạc lõng hoàn toàn. Tưởng chừng Keiko đã quyết định sống cho vừa lòng gia đình xã hội và lúc nào đó, cô sẽ "bình thường" lại. Nhưng không. Keiko vẫn là Keiko. Cô thoải mái và hạnh phúc với chừng đó là đủ. Cô ấy chỉ đang tìm kiếm nơi mình thuộc về, nơi cô cảm thấy mình là mình. Cô được sinh ra là phụ nữ cửa hàng tiện lợi. Sayaka Murvata - tác giả - có phải là Keiko? Đó là câu hỏi hiện hữu trong đầu độc giả từ ban đầu. Sayaka cũng làm trong cửa hàng tiện lợi 18 năm cho tới ngày cô xuất bản cuốn sách này và trở thành nhà văn nổi tiếng. Câu chuyện của Keiko (hay Sayaka) kết thúc đột ngột, để lại trong tôi cảm giác hụt hẫng nhưng lại có phần nhẹ nhõm. Nếu sự bình yên là đích đến của cuộc sống, việc chúng ta sống ra sao, có giàu ko, có gia đình con cái ko, có theo chuẩn mực xã hội ko có lẽ không phải điều quan trọng nhất. Quan trọng chúng ta tìm được chính mình.

0 comments
bottom of page