top of page

Triều Tiên - Bí mật được bật mí?

Updated: Apr 7, 2020

(Book review: North Korea Journal - Michael Palin) Triều Tiên là đất nước mà người ta nhắc tới những thứ rất độc và nhất: đóng cửa, nghèo đói, độc tài và nguyên tử. Vài năm gần đây, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của “chàng trai trẻ đào tạo nước ngoài và có phần hướng ngoại” Kim Jong Un chuyển mình trong mắt các nhà quan sát thế giới. Kim Jong Un, lãnh đạo của 1 đất nước nghèo và nhỏ nhoi, oai phong đứng ngang hàng, “bè vai” với “ông anh ăn to nói lớn” Donald Trump của Hoa Kỳ - hình ảnh đó khiến người ta càng hiếu kỳ muốn biết Triều Tiên đang như thế nào và sẽ đi về đâu? Michael Palin - 1 danh hài trong Monty Python nổi tiếng, sau là dẫn chương trình du lịch - đã có cơ hội vàng được quay phim và thực hiện 1 cuốn phim tư liệu về Triều Tiên. Đây là lần đầu các nhà báo nước ngoài có thể tiếp cận 1 cách chính thức, mà ko phải lén lút tới những điểm nổi tiếng nhất nơi đây. Tôi đã hóng, rất hóng chờ những điều bất ngờ và giật gân…. Cuốn nhật ký Triều Tiên ghi lại chặng đường 15 ngày của Palin, đi cùng quay phim, 2 người hướng dẫn Triều Tiên và 1 số người giám sát. Hành trình của Palin và những gì ông được đi xem, được nghe, được hỏi đều được phía Triều Tiên lên kế hoạch kỹ càng. Bất kỳ điều gì ông quay, chụp và ghi lại đều phải được thông qua, hoặc bị xoá đi nếu ko phù hợp. Deal or No Deal! Và vì thế những điểm và thành phố họ tới đều mang đậm màu sắc “trưng diện cho người khác xem” : 1 Triều Tiên sạch, đẹp, lịch sự, và nhất quán. Palin không thể moi ra bất kỳ điều gì, ông chỉ có thể quan sát và cảm nhận. Sự tĩnh lặng, trống trải, quá đơn điệu của cuộc sống, suy nghĩ cũng như những quy định “quái”. đi kèm với tuyên truyền theo phong cách “tự kỷ ám thị” về 2 nhà lãnh đạo đã khuất của Triều Tiên khiến Palin thắc mắc và lạ lẫm, muốn hỏi nhưng lại không thể có câu trả lời. Khi tới vùng DMZ, Palin nhận ra: “Nơi đây cách Bình Nhưỡng 104 dặm, nhưng chỉ cách Seuol 40 dặm thôi. 2 thủ phủ gần nhau như vậy nhưng sao tư tưởng lại xa nhau đến thế”. Đã có lúc Palin cố tìm hiểu suy nghĩ của họ về cuộc sống, nhưng rồi nhận ra: “Tôi đang cố phá bức tường ngăn cách giữa chúng tôi, nhưng thật khó chịu khi thấy rằng đó ko phải là bức tường giữa con người với nhau mà là giữa những hệ tư tưởng”. Kết thúc chuyến đi, Palin thân thiết hơn với những người Triều Tiên cùng đoàn và nhận ra rằng: niềm tin sắt đá của họ (vô tư hay ép buộc) khiến cho cuộc sống họ nhẹ nhàng hơn. Triều Tiên ngoài chính trị và hệ tư tưởng thì còn rất đẹp, với những công trình kiến trúc đồ sộ (để trưng), những toà nhà màu sắc đan xen có quy củ, và thiên nhiên xanh mát, không bụi bẩn. Palin dường như có những ngày detox công nghệ, không internet, không thông tin bên ngoài, để hoà mình vào những cảnh đẹp bên ngoài Bình Nhưỡng, những thứ có thể 1 ngày nào đó góp phần làm cho Triều Tiên thành 1 địa điểm du lịch xanh sạch đẹp lý tưởng. Triều Tiên từ lạ thành quen, từ quái đản tới nhẹ nhàng. Palin chợt nhận ra sau 2 tuần, mình đã nhìn thấy rất nhiều và cũng chẳng nhìn thấy gì cả. Ông đã được chăm chút và hưởng thụ nhưng chẳng có tí thông tin gì về cuộc sống thực sự của những người dân nơi đây, Palin viết “họ đang chơi 1 trò chơi với chúng tôi”, 1 trò chơi mà theo ông để thúc đẩy hình ảnh của Triều Tiên trong mắt quốc tế, 1 địa điểm du lịch, 1 nơi để đầu tư, 1 nơi đáng sống. Palin trở về London, hoàn thành cuốn sách từ những ghi chú trong cuốn sổ tay nhỏ và 1 bộ phim tài liệu 2 phần gây ảnh hưởng lớn tại Anh. Thế nhưng, tôi chắc rằng Palin trờ về với nhiều câu hỏi hơn là những câu hỏi được trả lời. Tôi háo hức đọc, ngắm nhìn Triều Tiên phảng phất hình ảnh của Việt Nam trước đây, có cái nhìn không quá ngạc nhiên so với những người “Tây”. Đối với tôi, Nhật ký Triều Tiên nhẹ nhàng, không bất ngờ, không mới, không thông tin… hoàn toàn chỉ như 1 chuyến đi du lịch dạo phố của bất kỳ người dân nào có thể. Nhưng trước khi tôi có thể, tôi đọc. PS: Mình phân vân nên gọi North Korea là Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên hay Triều Tiên. Mình quyết định gọi là Triều Tiên với ý theo như trong cuốn sách của Palin là DPRK (Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên) như cách họ muốn người ngoài gọi như vậy.




0 comments
bottom of page