top of page
Jenny Nguyen

Đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong tuyệt vọng

[BOOK REVIEW]

Chắc hẳn cuốn sách ''Man's search for meaning" (bản TV có tên "Đi tìm lẽ sống" - NXB Tổng hợp TP HCM) của nhà tâm thần học Viktor Frankl xuất bản năm 1946 đã quá quen thuộc. Tôi lại tìm đến cuốn "Yes to Life in spite of everything" xuất bản mới đây trước và hơi có phần thất vọng. Thế nhưng, khi trong đêm cuối năm 2020 - 1 năm thật đáng quên và đầy trắc trở, tôi muốn thử xem 'liệu pháp ý nghĩa' (logotherapy) mà Frankl nói đến thực sự có giúp tôi tìm thấy chút tươi sáng phía trước hay không.


(photo credit: Hey Gents)


Cuốn sách được chia làm 2 chương, không có phân đoạn nhỏ. Phần đầu (dài hơn) nói về những ngày tháng khổ sai tại trại tập trung của Phát xít Đức (ở trại Auschwitz và lân cận). Sử dụng khả năng quan sát và phân tích của 1 nhà tâm thần học, Frankl đã lồng ghép những phân tích về chuyển biến tâm lý của những người trong từng vai trò trong trại tập trung qua miêu tả chân thực và xúc động về những ngày tháng từ lúc bước vào trại đầy hoang mang tới những ngày khổ sai thành quen và kết thúc bằng ngày được trở về cảm nhận mùi hương cỏ và ánh sáng mặt sáng thực sự.


Câu chuyện của Frankl thực và cảm động khiến tôi không thể buông xuống. Có lẽ vì tôi đã tới trại tập trung Auschwitz nhiều năm trước, những căn phòng, những trưng bày hiện vật đầy máu và nước mắt của những người đã từng bị hành hạ tại đây càng hiện lên rõ nét hơn và sống động hơn, cũng như ghê rợn hơn trong đầu tôi. Nhưng có lẽ điều khác biệt của cuốn sách này so với 1 số cuốn sách khác viết về trải nghiệm trong trại tập trung phát xít chính là 1 cảm giác - tinh thần tích cực của người viết. Dù có những lúc tuyệt vọng, những lúc đau đớn, Frankl lại 'tự chữa' cho mình bằng những suy nghĩ tích cực, không phải là mong chờ hồi hộp ngày tự do, mà chính là sự chấp nhận. Ông đối mặt với thực tại và chấp nhận nó, nhìn hoàn cảnh khó khăn như 1 thử thách cần thiết của cuộc sống, vì theo ông, cuộc sống và những thứ xảy ra trong đó đều có ý nghĩa nhất định. Và khi mỗi chúng ta tìm ra được ý nghĩa của chính cuộc sống của mình, không phải so sánh với bất kỳ ai hay ảo vọng, lúc đó chúng ta sẽ nhìn nhận cuộc sống đúng đắn hơn và có nghị lực sống trong mọi hoàn cảnh. Ông viết:


We must never forget that we may also find meaning in life even when confronted with a hopeless situation, when facing a fate that cannot be changed.

Trong phần 2, Frankl đi vào chuyên môn hơn của logotherapy (tv là: liệu pháp ý nghĩa), 1 liệu pháp tâm lý mà theo ông sẽ có hiệu quả trong nhiều trường hợp mà chính những liệu pháp tâm lý thường có không đạt được. Sự chuyển đổi trong cách viết giữa phần 1 và phần 2 có thể khiến 1 số người đọc không chuyên không khỏi 'ngợp' (tôi chỉ đánh giá trên cách viết tiếng Anh chứ không thể đánh giá bản tiếng việt) mặc dù cách viết vẫn là đưa ra 1 luận điểm và ví dụ thực tế kèm theo. Frankl cho rằng ý nghĩa cuộc sống có thể tìm thấy trong 3 trường hợp: đau thương (pain), cảm giác tội lỗi (guilt) và cái chết (death) - có lẽ đều là những hoàn cảnh đẩy con người ta đến tận cùng và cách duy nhất thoát ra chính là tự nhìn nhận ý nghĩa cuộc sống để tiếp tục sống. Và ý nghĩa đó xuất hiện trong đúng thời điểm đó chính là điều bạn cần nắm lấy.


What matters, therefore, is not the meaning of life in general but rather the specific meaning of a person’s life at a given moment

Cuốn sách không dài nhưng chứa đựng thông điệp đúng và cần cho bất kỳ ai. Đối với tôi, đây không phải là 1 tác phẩm thay đổi cuộc sống. Nhưng đây có lẽ là 1 tác phẩm dành cho ai cần vào đúng thời điểm vì nó có thể trở thành 1 liều thuốc tinh thần hữu hiệu vượt qua khó khăn.


Mua sách bản tiếng Anh tại ĐÂY

Mua sách bản tiếng Việt tại ĐÂY

0 comments

Comentarios


bottom of page