top of page
Mai Nguyễn

Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi!

Book review: The Book you wish your parents had Read - Philippa Perry




Đây không phải là một cuốn sách nuôi dạy con thông thường. Cuốn sách nói ít hơn về (các) con của bạn, nhưng nhiều hơn về bạn (cha mẹ). Philippa Perry, một nhà trị liệu tâm lý có kinh nghiệm 20 năm nổi tiếng tại Anh, thôi thúc độc giả suy nghĩ về thời thơ ấu của mình, thuyết phục chúng ta rằng bất cứ điều gì xảy ra trong thời thơ ấu của chúng ta sẽ có ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành; và việc nuôi dạy một đứa trẻ sẽ khiến nhiều vấn đề thời thơ ấu sẽ được thể hiện rõ hơn. Và vì không có cha mẹ là hoặc có thể hoàn hảo, nên luôn có điều gì đó để chúng ta phải suy ngẫm về tuổi thơ, cái đáng ra cha mẹ chúng ta đã có thể làm. Và nhìn ra và chấp nhận những điều chưa hoàn hảo trong tuổi thơ của chúng ta chính là bước số 1 để trở thành cha mẹ tốt hơn. Trong cuốn sách này, Perry tập trung vào việc phát triển sức khoẻ tâm lý cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ, và tôi tóm tắt ngắn gọn sau đây: 1.Chấp nhận Hãy chấp nhận rằng chúng ta ko hoàn hảo. Chấp nhận chúng ta có thể mắc sai lầm. Chấp nhận sự khác biệt giữa các đứa trẻ con của mình, giữa chúng và người khác, giữa những gì chúng ta kỳ vọng và sự thật. Chấp nhận khi chúng ta không thể có 1 gia đình luôn êm ấm và bên nhau. Chấp nhận những lúc trẻ khó chịu, khó tính, và không cư xử theo chuẩn mực xã hội. 2. Đầu tư sớm Làm cha mẹ giống như đi đầu tư ở chỗ: nếu bạn đầu tư sớm, chuyên tâm sớm cho trẻ, những gì bạn có được trong tương lai sẽ nhiều hơn. Từ lúc còn nhỏ, hãy đầu tư thời gian, tâm trí, tình cảm vào trẻ, hơn là cố gắng đẩy chúng ra độc lập vì sớm hay muộn, chúng cũng sẽ lớn và sống độc lập. Perry từ chối những lời khuyên và xu hướng nuôi dạy con phổ biến trong thời hiện đại bao gồm: để con bạn ngủ, đẩy chúng mạnh mẽ, tuân thủ thói quen cứng rắn …. Và đầu tư vào sức khoẻ tâm lý, tránh tạo stress, ám ảnh cho trẻ hơn là những điểm số, thành tích và sự đẹp đẽ bên ngoài 3. Lắng nghe và có mặt Phản ứng bất hợp tác của trẻ đôi lúc chính là 1 dấu hiệu chúng muốn nói với chúng ta: hãy ở bên con, thực sự ngồi cạnh, lắng nghe, và tâm sự. Đôi lúc chúng ta ’trông’ trẻ bằng cách để chúng trong tầm mắt nhưng mắt chúng ta lại nhìn vào chiếc điện thoại. Chúng sẽ cảm nhận mình không quan trọng, và tìm cách đòi sự chú ý, hoặc chúng sẽ học tập chúng ta. Đôi lúc chúng ta ‘yêu’ trẻ bằng cách gật hoặc lắc với yêu cầu của trẻ mà không biết lý do thực sự đằng sau. Hãy thực sự lắng nghe những suy nghĩ sâu sa của trẻ. 4. Mọi tổn thương đều có thể chữa lành Đôi lúc cuộc sống thật căng thẳng và chúng ta lỡ miệng, lỡ tay, lỡ thời khắc quan trọng với trẻ. Nhưng mọi tổn thương đều có thể chữa lành nếu chúng ta biết nhận sai với trẻ, biết nói với trẻ rằng chúng ta không muốn như vậy, biết chia sẻ tâm lý căng thẳng của mình với người xung quanh. Vì cha mẹ cũng cần sự quan tâm, không chỉ riêng trẻ. 5. Không nên quan trọng thắng thua Những típ, chiêu để khiến trẻ ăn, trẻ nghe lời đều có thể có tác dụng trông chốc lát nhưng đó là khi chúng ta chơi đánh trận. Chúng ta thắng trong tức thì, mà thua vì không hiểu đối phương trong lâu dài. Cũng như đầu tư sớm, thái độ hợp tác với trẻ sẽ khiến hoà bình lâu dài chứ không phải là cuộc chiến căng thẳng. Có thể cách dạy con mà Perry khuyên là cách phương Tây, thiếu sự rèn giuã, quy củ. Nhưng cũng không hẳn là không có lý. Tất cả đều không còn quan trọng nếu sức khỏe tâm thần của trẻ là không tốt. Perry đã thuyết phục tôi rằng: làm cha mẹ cũng là làm người, sai thì nhận và sửa và sự hoàn hảo không quan trọng bằng quá trình cha mẹ và con đi cùng nhau suốt cuộc đời như thế nào. Điều tôi thực sự thích về cuốn sách là giọng văn tương tự như những cuộc trò chuyện thông thường mà người ta có thể có với bạn bè và người thân. Chia sẻ nhiều hơn và không rao giảng. Và tôi rất vui vì tôi đã chọn phiên bản Audible đi kèm với Sách của cuốn sách này vì tôi có thể nghe thấy giọng nói ấm áp của chính Perry, điều này thực sự khiến cuốn sách trở nên thú vị và gần gũi với trái tim hơn rất nhiều. Goodreads: https://www.goodreads.com/book/show/42348818-the-book-you-wish-your-parents-had-read

0 comments

Recent Posts

See All

コメント


bottom of page