[Review Đủ]
Đúng 1 tháng trước, mình đã giới thiệu và review qua về ý tưởng trong cuốn sách 'The Tyranny of Merit' của Michael Sandel (tại ĐÂY). Sau khi nghiền ngẫm từng câu chữ trong 1 cuốn sách đầy kỳ vọng này, mình muốn làm 1 review đầy đủ hơn.
Về cấu trúc sách
Ngoài 2 chương mở đầu và kết luận, cuốn sách được chia làm 7 chương, đi theo mạch từ vấn đề, phân tích gốc rễ vấn đề và hướng giải quyết.
Trong đó, có đến 4 chương là tập trung vào phân tích chính trị Mỹ (và Anh) trong 30 năm gần đây đã củng cố tầm quan trọng của trọng dụng nhân tài và dẫn tới những hệ luỵ (chương 1 tới 4).
1 chương "Success Ethics" tâp trung vào phân tích 2 trường phái liberalism hiện đại (welfare state liberalism của John Rawls và Free Market Liberalism của Hayek) và lập trường phản đối Chế độ nhân tài của 2 trường phái triết học chính trị này.
Chương 6 nói về tuyển sinh đại học và 1 mô hình mới, thay vì sàng lọc qua điểm số và những gì tiền và chức vụ mua được thì có thể sử dụng 1 máy sàng lọc (sổ xố) như cách thiên nhiên bất ngờ lựa chọn ai có tài năng vậy.
Chương 7 nói về cách xã hội và nền kinh tế suy nghĩ về giá trị công việc
2. Mục tiêu của sách?
Đưa ra vấn đề của cách suy nghĩ về mối tương quan giữa merit và value (giá trị). Nếu merit được xã hội tôn vinh, được trọng dụng thì việc người giàu giàu có hơn người nghèo là vì bản thân họ có tài, có khả năng và sự cố gắng. Thế nhưng vấn đề lớn nhất là trên thực tế: 1. Tài năng là do tự nhiên ban tặng, sự cố gắng phải dựa trên tài năng vốn có để xây tiếp lên. 2. Dựa vào khả năng mà giàu có sẽ khiến cho người thắng cuộc kiêu ngạo, chỉ nghĩ về cái riêng.
Cuốn sách kêu gọi 1 suy nghĩ mới trong contributive justice. Gía trị của mọi người cần được dựa vào sự đóng góp vào cái chung (người giàu nên tiếp tục làm việc và chia bớt cho người nghèo qua thuế), dựa vào suy nghĩ và cách đối xử đạo đức với người khác (không huyênh hoang, không ngạo mạn).
Chúng ta nên suy nghĩ khác về Bình Đẳng cơ hội (Equality of Opportunity) là cách giải quyết cho các vấn đề về bất bình đẳng mà nên suy nghĩ về bình đẳng kết quả (equality of outcome) vì 1 xã hội của sự hạnh phúc, hoà bình và ko cay cú
3. Điểm hay
Chương 6 phân tích về gốc triết học của Meritocracy rất hay và chi tiết. Cũng đúng vì đó là chuyên ngành của Sandel.
Cân bằng trong việc phân tích quan điểm chính trị của các Tổng thống Mỹ, đặc biệt là Obama và Trump, không thiên vị Obama chút nào.
1 góc nhìn khác khi nói về việc tại sao chính trị ngày càng cực đoan hơn.
Văn phong của Sandel viết rất dễ hiểu, mượt mà.
4. Vấn đề
Có thể đếm cả ngàn từ 'hubris', 'resentment', 'merit' trong sách.
3 chương đầu ngập tràn những đoạn văn bị lặp đi lặp lại ý, sau mỗi phần nhỏ, đều nói về: "Chế độ nhân tài sẽ khiến mọi người không đồng nhất, người nghèo đau khổ và vật vã, người giàu thì kiêu ngạo..."
Phân tích chính trị và triết học Tây phương mà không hề đả động tới triết học Phương Đông ngàn năm nay cũng thiên vị những người có học, đọc sách... làm rường cột nước nhà như thế nào. Vấn đề meritocracy là toàn cầu chứ không phải là chỉ mỗi phương Tây nhưng mỗi nơi sẽ có nguồn gốc và vấn đề khác nhau.
Khi nói về giải pháp thì chỉ thấy giải pháp rõ ràng nhất là trong việc tuyển sinh đại học. Khi nói về công nhận giá trị công việc thì chỉ dừng ở mức khơi gợi nhưng không cụ thể làm thế nào, ra sao, nên tăng hay giảm thuế, chia đều của cải công việc như thế nào.
Không có định nghĩa thế nào là 'The Common Good' mà dường như mỗi người đọc tự hiểu là đó là 1 xã hội mọi người đều hạnh phúc và được hưởng chung quyền lợi (utopia) chứ không rõ ràng.
Người đọc phải rất kiên nhẫn qua mấy chương đầu. Phân tích từ suy nghĩ chính trị dẫn tới tại sao mọi người giàu hay mọi người nghèo đều nghĩ như thế lỏng lẻo. Khó có thể nói tâm lý mọi người giống nhau. Có thể nói đây là cách phân tích 'thought experiment' (thử nghiệm trong suy nghĩ) nhưng khi đi kèm với số liệu và sự kiện thực tế, 1 vài con số thống kê (như đến số từ lặp lại, phần trăm số người suy nghĩ) khó có thể thuyết phục.
Σχόλια